Tie-break là gì? Điều cần biết về tie-break trong thi đấu tennis

Trong bộ môn Tennis chắc hẳn ai cũng từng nghe tới vê loạt Tie-break. Tuy nhiên để hiểu rõ Tie-break là gì? và cách vận dụng nó vào một trận đấu thực tế lại không hề dễ dàng và không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây hãy cùng bongvip.info giải quyết thắc mắc trên bạn nhé.

Tie-break là gì?

Tie break được hiểu là là loạt đánh bóng trong thi đấu trong bộ môn tennis nhằm xác định người chiến thắng trong 1 ván đấu khi mà cả hai tay vợt đang hòa nhau với tỉ số 6-6.

Dễ hiểu hơn đây là trong một ván đấu mà hai tay vợt đều dành chiến thắng trong 6 game. Trong trường hợp này sẽ phải sử dụng loạt đánh Tie-break để phân định thắng thua cho 2 vợt thủ.

Tie-break là gì? Ý nghĩa trong bộ môn tennis
Tie-break là gì? Ý nghĩa trong bộ môn tennis

Với các trận đấu có 3 ván hay 5 ván thì ở ván 3 và ván 5 không thể sử dụng loạt Tie-break mà phải sử dụng luật cách nhau 2 game để phân định thắng thua hay đã có quy định riêng công bố trước trận thi đấu.

Lịch sử ra đời loạt Tie-break

Khi chưa sử dụng loạt Tie-break trong thi đấu, những tay vợt sẽ phải trải qua các ván đấu dài lê thê và bào mòn thể lực, sự hứng thú của người xem quần vợt, đặc biệt hơn có rất nhiều trận đấu kéo dài cả ngày hoặc thậm chí là vài ngày khiến cho các cổ động viên kiên nhẫn và đam mê nhất cũng phải nhàm chán đồng thời những tay vợt bị suy kiệt trầm trọng sau các trận đấu như thế.

Vào năm 1969, loạt Tie-break lần đầu được sử dụng thí điểm trong những trận đấu giải US Open.

Tới năm 1970 thì loạt Tie-break được sử dụng rộng rãi ở nhiều giải vô địch quốc gia và những môn thể thao trong nhà tại nước Mỹ.

Đến năm 1971, Australian Open và Wimbledon chính thức sử dụng loạt Tie-break trong thi đấu.

Cuối cùng 1973, Roland Garros cũng chính thức áp dụng loạt Tie-break này.

Luật Tie-break trong bộ môn tennis

Ở bộ môn Tennis có hai hình thức thi đấu là đánh đôi và đánh đơn, vì thế cũng có 2 luật Tie-break áp dụng.

Luật Tie-break trong đánh đơn

Tay vợt nào giành được điểm thứ 7 là người chiến thắng game đó và set đón tuy nhiên vẫn phải cách biệt đối thủ 2 điểm, nghĩa là khi cả 2 cùng giành được 6 điểm thì phải tiếp tục thi đấu cho tới khi tạo ra khoảng cách 2 điểm. Cách tính điểm sẽ được áp dụng theo thông thường từ đầu game cho tới cuối game theo luật Tie-break.

Luật Tie-break quy định cụ thể của bộ môn thể thao tennis chuyên nghiệp
Luật Tie-break quy định cụ thể của bộ môn thể thao tennis chuyên nghiệp

Trường hợp một tay vợt giao bóng ở điểm thứ nhất thì đối phương sẽ giao bóng ở điểm thứ 2 và thứ 3 sau đó hai tay vợt luân phiên giao bóng 2 lượt cho tới khi tìm được người chiến thắng.

Sau điểm đầu tiên từng quả giao bóng được giao luân phiên từ bên phải và bên trái sân, bắt đầu từ phía bên phải của sân.

Trường hợp kết quả hòa 6-6 thì cuối game phải thi đấu theo hệ thống Tie-break.

Luật Tie-break trong đánh đôi

Luật Tie-Break cho nội dung thi đấu đôi cũng tương tự như như luật Tie-break theo thể thức thi đấu đơn. Vợt thủ giao bóng cho điểm thứ nhất và sau đó đối phương sẽ giao bóng cho điểm 2 và 3, tiếp theo cả 2 đội luân phiên giao bóng mỗi lần 2 lượt ch tới khi tìm ra đội chiến thắng.

Đội đỡ bóng cho hiệp đấu sau cùng là đội giao bóng đầu tiên cho loạt Tie- break hiệp đấu đó. Thể thức Tie-break áp dụng khi cả 2 đội cùng giành được 6 hiệp thắng.

Tóm lại luật Tie-break trong bộ môn tennis khá đơn giản, dễ hiểu nhưng để áp dụng vào những trận đấu chuyên nghiệp thì không hề dễ dàng. Bài viết trên là những thông tin liên quan tới luật Tie-Break là gì? Và những vấn đề liên quan mà chúng tôi mang tới bạn đọc. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về luật Tie-bread và áp dụng được vào thực tế trận đấu.

[content_block id=8733 slug=footer-content]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *