Trạng thái bóng trên sân là gì? Có những trạng thái bóng nào?

Bóng đá một môn thể thao đồng đội nổi tiếng khắp thế giới, được chơi bởi quả bóng có hình cầu giữa hai đội, mỗi đội sẽ có 11 cầu thủ đá chính. Vậy, trạng thái bóng trên sân là gì và quy định cụ thể ra sao? Hãy tham khảo nội dung dưới đây cùng bongvip để có thêm thông tin nhé!

Trạng thái bóng trên sân là gì?

Trạng thái bóng trên sân (bóng trong cuộc/bóng ngoài cuộc) nằm trong điều thứ 9 của Luật bóng đá để mô tả vị trí của bóng trong trận đấu.

Bóng trong cuộc

Trạng thái bóng trên sân được coi là trong cuộc (bóng sống) từ khi trận đấu bắt đầu cho đến lúc:

  • Bóng lăn ra ngoài sân, vượt qua hết đường biên kể cả vạch vôi ở khung thành
  • Trận đấu dừng lại theo yêu cầu của trọng tài (do cầu thủ phạm lỗi/bị chấn thương nặng hoặc bóng bị hỏng,…)
Trạng thái bóng trên sân được IFAB quy định rõ ràng
Trạng thái bóng trên sân được IFAB quy định rõ ràng

Một lưu ý nhỏ rằng trường hợp bóng được xem là nằm trong cuộc khi:

  • Bóng bật ngược vào sân khi va chạm cột dọc, xà ngang của cầu môn hoặc cột cờ góc.
  • Bóng chỉ chạm đường biên mà không lăn qua hết đường biên. Nếu bóng lăn qua hết vạch vôi khung thành thì mới được xem là bàn thắng
  • Bóng bật vào trong sân từ trọng tài hoặc trợ lý trọng tài.

Khi bóng ở trong cuộc thì cầu thủ có thể chơi bóng, tranh cướp bóng hoặc ghi bàn và cũng có thể bị phạt nếu phạm lỗi. Tuy nhiên, một đội bóng không thể thay cầu thủ nếu bóng ở trong cuộc.

Bóng ngoài cuộc

Trạng thái bóng trên sân được xem là ngoài cuộc khi:

  • Bóng đi ra khỏi hẳn đường biên ngang, biên dọc dù trên mặt sân hay trên sân khấu
  • Trọng tài thổi còi dừng trận đấu

Quả bóng ngoài cuộc còn được gọi là “bóng chết”. Lúc này, cầu thủ không được chơi bóng hay cản trở cho đối phương và đồng thời bàn thắng cũng không được ghi nhận.

Trọng tài chính sẽ bù thêm vào thời gian thi đấu chính thức cho thời gian bóng ngoài cuộc.

Cách tiếp tục trận đấu khi bóng ở trạng thái chết

Khi rơi vào trạng thái bóng chết thì trận đấu sẽ được tiếp diễn bằng các hình thức sau:

  • Giao bóng: tất cả cầu thủ của hai đội sẽ trở lại đội hình khi một đội ghi bàn. Lúc này, bóng đặt ở dấu chấm giữa sân và đội nhận bàn thua sẽ giao bóng.
  • Ném biên: nếu một cầu thủ đội nhà tác động (dù ở trên mặt sân hay bay trên không) làm bóng rơi ra khỏi đường biên dọc thì đội bạn sẽ được quyền ném bóng từ vị trí mà bóng rời sân.
Có nhiều cách tiếp tục trận đấu trong trường hợp bóng ngoài cuộc
Có nhiều cách tiếp tục trận đấu trong trường hợp bóng ngoài cuộc
  • Phát bóng: nếu cầu thủ đội nhà làm bóng rơi ra ngoài đường biên ngang thì đội đối phương sẽ được quyền phát bóng lên và bóng phải được đặt ở vạch 5m50. Từ quả phát bóng đó, bàn thắng được công nhận nếu bóng được đá vào cầu môn.
  • Phạt góc: cầu thủ đội nhà làm bóng rơi ra ngoài đường biên ngang thì đội bạn sẽ được đá từ điểm đá phạt góc – điểm nối giữa đường biên dọc và đường biên ngang – để đưa bóng vào trận đấu. Nếu bóng lọt vào cầu môn sẽ được tính là một bàn thắng.
  • Đá phạt gián tiếp: nếu đội nhà phạm lỗi việt vị hoặc các lỗi nhẹ hơn thì đội bạn sẽ được quyền đưa bóng vào trận đấu. Bóng đặt ở vị trí phạm lỗi, nếu đá bóng trực tiếp vào cầu môn, bàn thắng không được công nhận. Chỉ khi bóng chạm chân một cầu thủ khác thì bàn thắng mới được công nhận.
  • Đá phạt trực tiếp: cầu thủ đội nhà phạm lỗi nặng thì đội đối phương sẽ được đưa bóng vào trận đấu. Bóng được đặt ở vị trí phạm lỗi và cú đá phạt này nếu ghi bàn sẽ được tính.
  • Phạt đền: khi cầu thủ phạm lỗi trong khu vực cấm (khu vực 16m50) của đội đối phương. Lúc này, đội bạn được hưởng đá phạt từ vị trí đá phạt 11m chỉ có một cầu thủ tham gia và thủ môn đội phòng ngự.
  • Thả bóng: trọng tài sẽ cầm bóng thả trước sự có mặt của một cầu thủ mỗi đội khi trận đấu bị dừng lại không phải do cầu thủ bị phạm lỗi hoặc do bóng đi ra ngoài.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin về trạng thái bóng trên sân. Hi vọng bạn đọc tích lũy thêm những kiến thức bổ ích của môn thể thao nổi tiếng toàn thế giới.

[content_block id=8733 slug=footer-content]