Bảng ngọc, phù hiệu, trang bị Ryoma giúp tướng mạnh hơn

Ryoma – một trong những vị tướng được nhiều người chơi pick trong Liên Quân. Sở hữu một số điểm mạnh và điểm yếu riêng, Ryoma thích hợp với những ai yêu thích lối chơi du kích. Việc xem xét bảng ngọc, phù hiệu, trang bị Ryoma phù hợp sẽ giúp tướng của bạn mạnh hơn. Hãy cùng bongvip tìm hiểu sau bài viết dưới đây nhé!

Điểm mạnh và điểm yếu của Ryoma

Xác định điểm mạnh và điểm yếu của Ryoma giúp bạn có lối chơi thích hợp.

Điểm mạnh của Ryoma

Khả năng khiến nạn nhân “bên rìa” chịu tổn thất máu chính là một trong những điểm đáng gờm của Ryoma. Chính vì điều này mà bạn nên sử dụng tướng Ryoma để quấy rối đội hình địch. Ngoài ra, chiêu Loạn tràm cũng giúp tướng hồi máu nhanh sau khi chưởng trúng đích. Càng đông tướng bay màu thì lượng máu Ryoma nhận được lại càng nhiều.

Điểm yếu của Ryoma

Điểm mạnh của Ryoma chính là khả năng câu rỉa
Điểm mạnh của Ryoma chính là khả năng câu rỉa

Điểm yếu của Ryoma chính là bình máu không quá dồi dào. Tướng này có thể bị cho lên bảng điểm nếu bị địch dồn sát thương. Bên cạnh đó, phạm vi sử dụng skill của Ryoma cũng khá hẹp khiến người chơi gặp khó khăn lúc giao tranh.

Trang bị, bảng ngọc, phù hiệu, phép bổ trợ cho Ryoma

Để tối ưu khả năng phòng ngự, nâng cao sát thương thì bạn nên trang bị cho Ryoma những thứ sau:

Trang bị cho Ryoma

Bạn nên trang bị những vật phẩm như: Giày kiên cường, Đao truy hồn, Phức hợp kiếm, Nhanh Fenrir, Giáp hộ mệnh để Ryoma có thể tấn công và phòng ngự tốt hơn.

Bảng ngọc cho Ryoma

Xếp bảng ngọc cho Ryoma tùy theo từng trường hợp sau:

Trường hợp 1: Ryoma xuyên giáp

Loại ngọc Cách xếp ngọc
Đỏ Công vật lý +2, Xuyên giáp +3.6
Tím Công vật lý +1.6, Tốc chạy +1
Xanh Công vật lý +0.9, Xuyên giáp +6.4

Trường hợp 2: Ryoma đấu sĩ

Loại ngọc Cách xếp ngọc
Đỏ Tốc đánh +1; Máu tối đa +33.7; Giáp +2.3
Tím Tỉ lệ chí mạng +0.5; Máu tối đa +60
Xanh Công vật lý +0.9, Xuyên giáp +6.4

Phù hiệu cho Ryoma

Bộ phù hiệu phù hợp sẽ giúp Ryoma giảm thời gian hồi chiêu, hồi máu nhanh và phòng thủ tốt trong lúc giao chiến.

Loại Phù hiệu
Phù hiệu chính Vực hỗn mang: Ma hỏa, Cường công, Ma tính
Phù hiệu phụ Thành khởi nguyên: Siêu hồi máu, Thợ săn

Phép bổ trợ cho Ryoma

Phép bổ trợ Bộc phá vô cùng lý tưởng để Ryoma nâng cao dame vật lý. Kèm theo đó là Tốc biến để tăng sự đột biến giúp nhanh chóng tiêu diệt địch khi giao tranh.

Cách chơi Ryoma và lưu ý khi chơi

Cách chơi Ryoma phù hợp trong từng giai đoạn game dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát tốt trận đấu, thu hết lợi thế về bên mình:

Để cầm tướng Ryoma, người chơi cần lưu ý một số vấn đề
Để cầm tướng Ryoma, người chơi cần lưu ý một số vấn đề

Cách chơi Ryoma

Giai đoạn đầu của game

Chỉ với nội tại, Ryoma đã có thể làm chậm và câu rỉa đối thủ nên trong giai đoạn đầu game, bạn có thể farm lính và quấy rối quân địch bằng những chiêu thức đỉnh cao của mình.

Giai đoạn giữa của game

Tiếp theo, bạn có thể sử dụng Ryoma để hỗ trợ đồng đội gank nhằm tạo ưu thế trong ván đấu. Thế mạnh vốn có của Ryoma giúp cho đội nhà làm náo loạn đội hình địch, khiến họ khó đứng cụm lại và bạn dễ dàng tận dụng sức mạnh đám đông.

Giai đoạn cuối của game

Người chơi nên chọn được mục tiêu cho mình ở giai đoạn cuối game. Khi cầm tướng Ryoma, bạn có thể nhắm đến các tướng sở hữu lượng máu thấp như: Pháp sư, Xạ thủ. Combo skill vốn có của tướng Ryoma sẽ nhanh chóng giúp đội nhà chiếm Trụ và ăn Rồng.

Lưu ý, mẹo khi chơi Ryoma

Một số lưu ý khi cầm quân Ryoma trong game:

  • Bạn nên sử dụng những chiêu đánh thường kèm theo hiệu ứng làm chậm, và canh thời gian hồi nội tại để có lợi thế trong quá trình đi đường cùng đối thủ.
  • Bạn phải biết tận dụng chiêu cuối để đánh trúng thật nhiều đối thủ càng tốt. Vì khả năng hồi máu đỉnh cao sẽ là vũ khí lợi hại của Ryoma ở cuối game.
  • Khi giao tranh, bạn nên đánh trúng 1 lính để có thể lướt 2 lần. Điều này sẽ tạo ra lợi thế để Ryoma khiến tướng địch bất ngờ hoặc rút lui nhanh chóng nếu thất thế.

Cách khắc chế Ryoma

Bạn có thể chọn các tướng có thể dồn sát thương tốt: Aleister, Keera, Kriknak để khắc chế Ryoma. Về chiến lược, các vật phẩm như Sách truy hồn, Đao truy hồn sẽ làm giảm khả năng hồi máu của Ryoma ở chiêu cuối. Ngoài ra khi vào trận, bạn cũng nên né đòn và phản công hiệu quả để tránh các skill của Ryoma.

Tóm lại, Ryoma là một đấu sĩ có skill cấu rỉa vô cùng tốt, kèm theo đó là khả năng hồi máu càng cao khi trúng càng nhiều quân địch. Tuy nhiên, một số nhược điểm khiến cho Ryoma chỉ có thể đi cùng đồng đội máu “trâu” và khả năng chưởng hiệu quả. Trong đó, Bảng ngọc, phù hiệu, trang bị Ryoma cũng chính là phần quan trọng giúp tướng này “sống lâu”.

[content_block id=8733 slug=footer-content]