Cách nài nước cho gà chọi dễ dàng để nhanh hồi phục

Nài nước là một phương pháp trị thương hiệu quả cho gà chiến, những người có kinh nghiệm thường sử dụng để gà của mình có thể nhanh hồi phục sau mỗi trận đấu khốc liệt. Cùng bongvip.info tìm hiểu thêm về cách nài nước cho gà chọi như thế nào cho đúng và những lưu ý cần thiết khi thực hiện trong bài viết dưới đây:

Chuẩn bị trước khi nài nước

Trước khi bắt đầu nài nước, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để thực hiện cứu chữa cho gà một cách chuẩn xác:

  • Cần chuẩn bị một khăn lau hình chữ nhật có kích thước khoảng 20x30cm bằng chất liệu vải bông, tốt nhất nên dùng loại khăn dễ thấm hút nước đã được sử dụng
  • Kim chỉ luồn sẵn, kéo nhỏ, lưỡi lam
  • Mỏ gà, nếu có mỏ chấy phần trên và mỏ dưới thì sử dụng, rất cần thiết trong các trường hợp nếu gà có bị đá bay mỏ chấu.
  • Lông phần cánh gà, có thể sử dụng nếu gà bị gãy cánh quá nhiều, cắt chỉnh theo khung giáp gà và dán vào phần cánh gà bị gãy
  • 1 lọ thuốc nhỏ mắt hiệu V-Rohto màu xanh để vệ sinh bụi cát trong mắt, khử trùng và làm mát cho mắt gà.
  • Cơm vắt và vài lát gừng tươi, dùng cho gà ăn để bổ sung năng lượng cũng như làm ấm nội tạng trong thời gian nghỉ làm nước
Chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành nài nước cho gà chọi
Chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành nài nước cho gà chọi

Cách nài nước cho gà chọi trước khi vào trận

Trước khi tiến hành nài nước cho gà, bạn thực hiện cho gà ăn 2 viên cơm nắm nhỏ bằng cỡ đầu ngón tay trở và cho uống kèm 3 vắt nước chảy từ khăn làm nước. Sau khi cho uống nước, thì phun sương từ đầu xuống ngực và nách gà để làm mát. Tiếp đến, lấy khăn nước lau đều từ phần đùi xuống cẳng chân, sau đó là lau hết bề mặt da để làm mát ở những vùng đã cắt tỉa lông, chú ý không làm ướt lông gà.

Vắt khăn thật khô ráo, sau đó lau mặt gà, tiếp đến cần cổ, trước ngực, lông cánh, lông đùi và lông mã. Đặc biệt chú ý, lau sạch hết phần nước trên da, nhất là hốc lách non của gà trước khi thả.

Gà chiến bị thương ở đâu thì thực hiện khắc phục ngay tại vùng đó để gà hồi phục nhanh chóng hơn. Sau khi thực hiện xong thì thả gà cho gà đi lại, hoạt động để cảm thấy thoải mái hơn trước khi vào trận.

Cách nài nước cho gà chọi khi giao đấu và ra hồ:

Khi chiến đấu gà sẽ bị thương, người nài nước cần chú ý gà bị thương chỗ nào thì hãy chăm sóc kỹ chỗ đó. Quan trọng nhất là trong tay người làm nước luôn phải có khăn ướt. Những trường hợp cần làm nước như: tuột bao bịt mỏ, tuột băng bịt cựa, gà tháo lối ra khỏi vòng sới,…Tranh thủ nài nước sơ qua cho gà nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Khi hết hồ người làm nước cần phải nhanh chóng dùng khăn luồn dưới lườn để mang gà về vị trí nài nước. Dùng khăn thấm nước và vắt cho nước chảy theo đầu ngón tay vào miệng gà để chúng uống được nước.

Tiếp đến, dùng miệng ngậm nước phun sương từ đầu gà xuống cần cổ, tiếp tục cả phần gáy. Sau đó lấy khăn nước đắp vào nách non gà rồi lau xuống đùi và lườn bụng để làm mát. Nếu thấy gà thở nhiều thì tập trung vào hai bên nách non nhiều hơn, thấy gà đỡ mệt rồi thì cho uống tiếp ngụm nước thứ 2, 3 từ khăn nước.

Chú ý cẩn thận nài nước từng vùng cho gà mau hồi phục
Chú ý cẩn thận nài nước từng vùng cho gà mau hồi phục

Làm nước cho gà chọi đứng sâu hồ

Gà đứng sâu hồ luôn mang thương tích khá nặng, bị bầm dập, thâm tím, vậy nên khi nài nước cần phải thật nhẹ nhàng. Chú ý làm theo các bước như trên, nhưng khi gà đã bớt thở thì cần phải làm nóng để gà thư giãn cũng như để giảm đau cho chúng. Hãy nhúng khăn vào nước nóng, vắt khô rồi chùm khăn lên đầu gà, tiếp đến là dùng tay ủ ở bên ngoài đầu cho hơi nóng thâm sâu vào bên trong và làm tiếp dọc xuống theo cổ gà và hai bên tràng cần hướng lưng gà, mu lưng và phần cuối lưng.

Đối với gà bị dính đòn dọc, mé hay kiềng thì cầm nhẹ đầu, phần cổ tay kê vào hầu gà rồi lăn theo chiều dài cánh tay từ hầu đến bầu diều một vài lần. Khi các bắp thịt ở đùi gà bị dão và mỏi sẽ thấy chân bị run, lúc này không làm mát mà phải làm nóng.

Cách nài nước cho gà chọi sau trận đấu

Khi trận đấu kết thúc, ôm gà ra khỏi sới và thực hiện vỗ đờm cho sạch, cố gắng nhẹ tay vì gà lúc này đang rất đau sau những cú đá của đối thủ. Tay trái tiến hành vạch miệng gà ra rồi vắt nước cho gà, tiếp tay phải vỗ nhẹ dưới hầu cho nước dãi chảy ra ngoài, liên tục lặp lại khoảng 3-4 lần, kết hợp vuốt nhẹ từ hầu dọc xuống bầu diều để làm sạch cổ họng, gà sẽ không bị hen.

Sử dụng thêm lá ngải cứu vò cùng với vài hạt muối và gừng nhét vào miệng cho gà nuốt. Chú ý không làm ướt lông gà mà chỉ lau cho sạch vết máu cùng bụi bẩn trên người. Xong thì thả gà vào khu vực trống sạch sẽ để gà hoạt động hoặc phơi nắng để làm khô vết thương. Sau trận đấu khoảng 4 giờ thì dùng rượu thuốc để bóp lau hay quét trực tiếp lên người gà cho mau bình phục.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách nài nước cho gà chọi trong mỗi giai đoạn thi đấu của gà, các bạn tham khảo để thực hiện và chăm sóc cho gà của mình kỹ hơn. Ngoài ra có thể tham khảo thêm nhiều thông tin khác về đá gà trên bongvip.info.

[content_block id=8733 slug=footer-content]