Cách chữa gà chọi bị thương hàn phương pháp hiệu quả nhất

Bệnh thương hàn ở gà chọi là một căn bệnh  truyền nhiễm nguy hiểm cho chiến kê. Thông tin về nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh thương hàn ở gà chọi, các phương pháp điều trị hiệu quả của bệnh được rất nhiều người và đặc biệt là người nuôi gà chọi quan tâm. Hãy cùng bongvip.info tìm hiểu về cách chữa gà chọi bị thương hàn nhé.

Bệnh thương hàn ở gà chọi là gì?

Bệnh thương hàn ở gà chọi là một căn bệnh do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho gà chọi và đặc biệt là dễ gây nguy hiểm cho cả đàn gà bởi tính truyền nhiễm cao, tốc độ lây lan nhanh khiến người nuôi khó kiểm soát khi bệnh phát tán. Bệnh này dễ gây tổn thất lớn cho người nuôi gà chọi nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh thương hàn ở gà chọi là gì?
Bệnh thương hàn ở gà chọi là gì?

Những lứa tuổi ở gà dễ bị mắc bệnh thương hàn nhất

Bệnh thương hàn là căn bệnh gà chọi có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở thể cấp tính ở gà con và thể mãn tính ở gà trưởng thành.

Nguyên nhân bệnh thương hàn ở gà chọi

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thương hàn ở gà chọi là do vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra, đây là loại vi khuẩn nguy hiểm tồn tại trong động vật máu nóng, động vật máu lạnh và tồn tại trong môi trường sống hàng ngày.

Vi khuẩn khi xâm nhập cơ thể gà chúng thường tồn tại ở:

  • Ở gà con khi bị vi khuẩn xâm nhập chúng sẽ tồn tại trong máu, ngũ tạng, tủy xương và túi lòng đỏ chưa bị tiêu biến.
  • Ở gà trưởng thành vi khuẩn khi xâm nhập cơ thể sẽ tồn tại trong buồng trứng, dịch hoàn và các cơ quan biểu hiện bệnh tích của gà chọi.

Triệu chứng bệnh thương hàn của gà chọi

Bệnh thương hàn ở gà chọi có biểu hiện khác nhau tùy theo lứa tuổi của gà chọi, cụ thể như:

Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà con

Gà con khi còn ở dạng trứng cũng có thể bị nhiễm bệnh khi bị di truyền từ  gà mẹ mang bệnh. Một số biểu hiện cho thấy gà con bị bệnh thương hàn từ trong trứng như gà mổ mỏ nhưng phôi chết nhiều, sau đó nếu phôi không chết thì cũng yếu ớt còi cọc,sau đó gà không thể đập vỡ vỏ trứng để thoát ra do cơ thể quá yếu.

Một số biểu hiện đặc trưng dễ nhận thấy nhất khi gà bị thương hàn là gà bị tiêu chảy, phân thải ra màu trắng có dính nhiều chất nhầy, phân bị dính lại hậu môn và bị vón cục.

Bệnh thương hàn ở gà chọi có tỉ lệ gây tử vong cho gà khá cao đặc biệt là vào 2 thời kỳ chính:

  • Thời kỳ đầu: Sau khi gà nở từ 5 – 7 ngày có nguy cơ nhiễm bệnh từ trong trứng dẫn dẫn đến tử vong
  • Thời kỳ hai: Sau khi gà nở từ 13 – 15 ngày có nguy cơ nhiễm bệnh từ quá trình ấp.

Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà trưởng thành

Gà trưởng thành có cơ thể đề kháng tốt hơn, tuy nhiên khi gà mắc bệnh sẽ chủ yếu xuất hiện ở thể ẩn tính khó phát hiện ngay, một số biểu hiện chính khi gà lớn mắc bệnh:

  • Gà thường bị tiêu chảy, thải ra phân lỏng màu xanh, hay khát nước và mào gà có màu nhạt.
  • Gà mái bị dính bệnh có bụng bị sa xuống do tích nước, do tình trạng viêm buồng trứng.
  • Gà chọi khi mắc bệnh thường sẽ rất ốm yếu, giảm ăn và thâm chị là bỏ ăn, sụt cân.

Một số bệnh tích ở gà bị bệnh bệnh thương hàn

Khi mổ những chú gà bị bệnh thương hàn sẽ phát hiện ra các bệnh tích bên trong cơ thể gà chọi, cụ thể:

Bệnh tích ở gà con

  • Túi lòng đỏ không tiêu biến đi mà có có mùi hôi khắm chứa nhiều chất nhầy màu vàng.
  • Gan và lá lách của gà bị hoại tử dẫn đến tình trạng sưng to.
  • Thận gà bị sưng huyết đỏ, phổi tim và thành dạ dày có nhiều chấm trắng.
  • Ruột bị viêm và có nhiều mảng trắng trên niêm mạc ruột.

Bệnh tích ở gà trưởng thành

  • Gan của gà bị sưng to, hoại tử, có nhiều đốm màu trắng xám.
  • Gà khi chết thường rất gầy gò.
  • Tim gà bị nổi các u, hoại tử.
  • Ruột gà bị hoại tử và lở loét loét thành các đốm trắng trên niêm mạc.

Cách lây bệnh thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn ở gà thương có 2 cách lây nhiễm chính là lây nhiễm do vi khuẩn gây bệnh ở ngoài môi trường thâm nhập vào thức ăn, nước uống hay chất độn chuồng thâm nhập vào cơ thể gà khiến gà mang bệnh.

Hoặc cũng có thể do các cá thể gà mang mầm bệnh đi thải ra ngoài môi trường khiến vi khuẩn phát tán lây bệnh  cho các cá thể gà khác. Cách lây nhiễm nguy hiểm nhất và có nguy cơ khiến gà tử vong cao nhất chính là truyền từ gà mẹ bị bệnh sang trứng.

Cách phòng bệnh thương hàn ở gà chọi

Đầu tiên khi muốn phòng bệnh thì phải chọn trứng an toàn không có mầm bệnh để tiến hành ấp trứng gà. Khi trong chuồng gà có gà bị nhiễm bệnh phải cách ly ngay và thậm chí phải xử lý cả đàn.

Phòng bệnh thương hàn ở gà chọi
Phòng bệnh thương hàn ở gà chọi

Sát trùng chuồng trại thường xuyên, xử lý chất thải và chất độn chuồng thường xuyên để đảm bảo chuồng gà luôn sạch sẽ. Thường xuyên kiểm tra máng ăn, máng nước đảm bảo vệ sinh cho gà ăn. Thường xuyên cho gà tăng tăng cường các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.

Cách chữa gà chọi bị thương hàn

Khoi gà chọi bị nhiễm bệnh, sức khỏe của gà thường sẽ rất suy yếu, khả năng chữa lành bệnh thấp, nguy cơ tử vong khá cao. Khi gà hồi phục cũng khó có thể đảm thể lực như trước. Nên cân nhắc trước khi quyết định điều trị cho gà chọi hay xử lý.

Cách điều trị bệnh thương hàn cho gà chọi:

  • Trộn Tetracyclin hoặc Oxytetracyclin vào thức ăn, trộn 1 – 2g với 10kg thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày.
  • Tiêm bắp hoặc dưới da gà Streptomycin theo tỷ lệ 50-100 ml/kg thể trọng của gà.
  • Kết hợp cho gà sử dụng các loại vitamin, chất điện giải và chất giải độc để tăng cường sức đề kháng cho gà.

Bệnh thương hàn ở gà chọi là bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao, khả năng gây chết đàn hàng loạt và không có thuốc đặc trị. Vậy nên quá trình thực hiện phòng bệnh vô cùng quan trọng. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho gà để sớm phát hiện ra bệnh  tìm cách xử lý hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài cách chữa gà chọi bị thương hàn của chúng tôi, chúc bạn có một đàn gà chọi khỏe mạnh.

[content_block id=8733 slug=footer-content]